Với những người sành chơi thú cưng thì chuột hamster là một trong những con vật được yêu thích nhiều nhất bởi chúng có kích thước nhỏ lại cực kỳ thân thiện với gia đình. Chuột được nuôi trong lồng và khá sạch sẽ nên nhận được sự yêu mến của nhiều người nhưng ngược lại chúng khá kén ăn và cần mất nhiều thời gian để chăm sóc, bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về thú cưng này.
Nguồn gốc của chuột hamster
Từ những năm 1839 thì những con chuột hamster đã xuất hiện và nó trở thành công cụ cho các phòng thí nghiệm. Bởi vì chuột có tập tính cùng những cơ quan cấu tạo gần giống với con người nên đặc biệt được dùng trong việc thử nghiệm các loại thuốc hay dược liệu trước khi chính thức cho con người sử dụng, dần dần chuột hamster trở nên quen thuộc đối với các chuyên gia.
Theo khảo sát đã có rất nhiều chuột hamster được tìm thấy tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Khoảng năm 1971, tại Mỹ nổi lên như cồn với việc nhiều người sử dụng chuột thí nghiệm làm vật nuôi trong nhà, xu hướng đó ngày một lan truyền tạo nên hiệu ứng thú cưng đến từ những con vật có nguồn gốc từ loài chuột thí nghiệm.
Chuột hamster khá hiền, chỉ một số ít có phản ứng nhẹ với con người còn lại chúng cực kỳ thân thiện khi được con người chăm sóc. Tuy chúng rất xinh đẹp, nhỏ nhắn, đáng yêu nhưng thực tế không phải ai cũng có thể nuôi được chúng, người nuôi chuột phải dành nhiều thời gian nghiên cứu từ dinh dưỡng đến tập tính cũng như sở thích của chúng mới có thể nuôi được.
Đặc điểm của chuột hamster
Nhìn chung chuột hamster thuộc giống chuột nhỏ, có cấu trúc cơ thể và tập tính gần giống như con người. Nhiều người nuôi chúng nhưng chưa chắc đã có thể hiểu hết về những sở thích cũng như đặc điểm hình dáng của chúng, dưới đây chúng tôi tổng hợp một số đặc điểm mà bạn đọc cần nắm vững như:
Về trọng lượng của một con chuột hamster
Nhìn chúng nhỏ gọn như vậy bạn có đoán được trọng lượng thực sự của chúng là bao nhiêu không? Trên thế giới hiện nay có tất cả 24 loài cũng thuộc giống chuột và mỗi loài lại có kích thước cũng như trọng lượng khác nhau nhưng trung bình phổ biến là có chiều dài từ 13 đến 15cm, ghi nhận có loài nhỏ nhất chỉ dài khoảng 5cm.
Có kích thước mini nhỏ bé nên lượng thức ăn tiêu thụ của chúng cũng ít hơn những loài thú cưng khác nhưng ngược lại chúng lại cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Một con chuột ham đến thời kỳ đỉnh điểm nhất cũng chỉ có cân nặng từ 1kg. Điều này là ưu điểm được nhiều người nuôi như thú cưng vì vừa không phải tốn quá nhiều diện tích mà còn có thể đem chúng đi khắp nơi.
Đặc điểm bên ngoài của con chuột
Với đặc điểm bên ngoài thì hầu như ai cũng có thể quan sát được, chúng ta có thể thấy rõ từng hình dáng. Chuột hamster nhỏ nên có phần lưng hơi cong, phần đuôi thì rất ngắn với độ dài chưa đến 1cm, khi quan sát có thể thấy chân của chúng cực kỳ nhỏ và có kết cấu như bàn chân người, chân nhỏ giúp chuột có thể chạy nhanh và rất nhẹ nhàng trong mọi chuyển động.
Quan sát lên phần mặt của chúng thì có thể thấy rõ mõm chuột rất nhỏ, bên trong răng cũng nhỏ nhưng có 2 chiếc răng nanh to, dài và rất sắc nhọn dùng để nhai thức ăn. Mũi chuột là bộ phận nhạy cảm nhất của con vật, có màu hồng nhẹ với nhiệm vụ đánh hơi đồ ăn hay những nguy hiểm từ con vật khác rất nhanh và nhạy bén, đây cũng là điểm được dùng để nghiên cứu, thí nghiệm.
Tuổi thọ trung bình chuột hamster bao nhiêu?
Hamster có tuổi thọ ngắn hơn so với các loài thú cưng khác, chúng chỉ có thời gian sống trên đời từ 2 đến 3 năm. Nhưng còn tùy vào điều kiện sống cùng những dinh dưỡng được bổ sung, hamster khỏe mạnh không mắc bệnh có thể sống lâu nhất là 3 năm, thường thì rất ít con chuột có thể sống đến tầm đấy, trung bình theo khảo sát người nuôi thì chỉ khoảng 1 năm đến 2 năm là nhiều lắm rồi.
Một con chuột hamster bước vào giai đoạn cuối đời hay còn được gọi là chuột già chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được. Chuột trẻ sẽ có mức năng lượng dồi dào hơn có thể chạy xung quanh chuồng với tốc độ nhanh, nhạy nhất còn khi về già chúng thường có xu hướng nằm im một chỗ, bỏ ăn hoặc đi lại chậm chạp, ít hoạt động hơn cùng với đó là lông và da cũng trở nên xấu hơn.
Có các loại chuột hamster nào?
Khi lựa chọn chuột để nuôi người ta đặc biệt quan tâm đến chủng loại sao cho đảm bảo có vẻ ngoài đẹp và dễ dàng cho việc chăm sóc. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại chuột hamster đã được kiểm định và cho phép mọi người có thể nuôi chúng trong nhà như một thú vui. Dưới đây là một số tổng hợp về các loại hamster phổ biến được nhiều người yêu thích nhất.
Chuột Hamster Roborovski
Roborovski thuộc giống chuột nhỏ nhất trong họ, khi đến độ tuổi trưởng thành thì chúng cũng chỉ nặng khoảng 50g và có chiều dài nhiều nhất là từ 4 đến 5cm. Ưu điểm lớn nhất của chúng là rất hoạt bát, hiểu động có thể chạy nhảy hay làm trò suốt cả ngày mà không biết mệt nên khiến cho người chăm sóc rất vất vả để dọn chuồng.
Chuột hamster Bear
Nếu ai ưu thích dòng chuột có kích thước lớn thì hamster bear là giống có kích thước lớn nhất vào độ tuổi trưởng thành. Hơn 70% người chọn nuôi giống này bởi chúng có ngoại hình đẹp, nhiều màu sắc và cũng rất dễ nuôi, tuyệt đối không có tình trạng tấn công con người.
Chuột hamster Winter White
Winter White có đặc trưng rất nổi bật, chúng sở hữu một bộ lông có thể biến đổi theo mùa rất đẹp mắt. Đây là dòng hamster được chuộng nhiều nhất, chúng không có đòi hỏi cao về sự chăm sóc và cũng rất phàm ăn, hơn nữa chúng được xếp vào dòng chuột mini, đến độ tuổi trưởng thành thì cũng không to như những loại chuột khác.
Chuột hamster Campbell’s
Hamster Campbell’s là loại chuột có phần mũi nhọn, tai cực kỳ thẳng, đặc điểm nổi bật khiến chúng có ngoại hình dễ thương. Với loại chuột này thì có ít lông, sờ vào phần da trên thân nó rất mịn và sướng, đây cũng chính là lý do hút người nhìn ngay từ lần đầu gặp. Tuy nhiên chúng lại có tập tính hiếu thắng, thường xuyên có những phản ứng tấn công nếu chúng cảm thấy có nguy hiểm.
Chuột hamster ăn gì?
Theo nghiên cứu của những nhà động vật học thì chuột hamster được xếp vào dòng động vật gặm nhấm, ăn tạp nên chúng có thể hấp thu được rất nhiều loại thức ăn. Với bộ răng nanh sắc nhọn chúng rất ưa thích những thực phẩm liên quan đến việc gặm, rất có lợi cho sự phát triển của răng và cũng ngăn ngừa được hiệu quả những bệnh lý về răng miệng.
Hamster có thức ăn riêng dạng hạt ngũ cốc, được chế biến sẵn và bán rộng rãi trên thị trường ai cũng có thể tìm mua. Những sản phẩm đó đã được kiểm định đặc biệt tốt cho sức khỏe của chúng, tuyệt đối không được cho ăn thức ăn đã được chế biến có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nuôi chuột hamster chuẩn bị những gì?
Trước khi nuôi chuột hamster người nuôi cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị sẵn sàng những loại đồ dùng cần thiết trước khi đón bé cưng về nhà. Điều quan trọng nhất chính là phải có chuồng, chuồng được thiết kế dành riêng cho việc nuôi chuột, quây kín hàng rào để tránh không cho chuột chạy ra ngoài. Bên trong chuồng cần phải chuẩn bị thêm những vật dụng như thảm, giấy vụn.
Bên cạnh chuẩn bị chuồng cho chuột thì cần phải mua sẵn các dụng cụ như đồ chơi, thức ăn, cát tắm, tùy theo giống loài lại cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Chuột hamster có mức giá phù hợp và người bán cũng tư vấn kỹ càng những vật dụng cần thiết nên hoàn toàn yên tâm.
Nuôi chuột hamster sinh sản
Ngoài việc nuôi hamster phục vụ làm niềm vui thì rất nhiều người lựa chọn nuôi để chúng sinh sản mang về nguồn lực kinh tế. Để có thể nuôi chuột sinh sản thành công thì người nuôi cần nắm vững được những kiến thức cơ bản nhất đó chính là việc phân biệt đâu là con đực và đâu là con cái. Khi chúng vừa chào đời thì không thể nhận biết được, phải đợi từ 2 tuần tuổi trở nên mới dễ dàng phân biệt.
Khi kiểm tra đực cái ở chuột cần phải hết sức nhẹ nhàng, lật ngửa bụng của chuột hamster và quan sát bộ phận sinh dục phía dưới gần với hậu môn. Quan sát thật kỹ vì tất cả chuột đều có hai chấm nhỏ dưới hậu môn, nếu hai chấm nhỏ này cách xa nhau thì đó là chuột đực còn chúng sát nhau thì là chuột cái.
Thứ hai chính là phải nắm bắt được kiến thức về phối giống và thời gian thích hợp nhất cho việc sinh sản. Chuột có thể thực hiện giao phối khi đủ từ 6 đến 8 tuần tuổi, đây là thời gian mà bộ phận sinh dục phát triển mạnh mẽ nhất và với con đực thì cũng là thời điểm động dục. Sau khi giao phối thành công thì chuột mang thai và chờ ngày sinh sản, mỗi lứa có thể đẻ từ 4 đến 12 con.
Một số bệnh, cách điều trị bệnh
Chuột hamster cũng giống như các loài động vật khác, cũng có khả năng mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tuổi thọ của chúng. Khi chuột bước vào tuổi già dễ mắc bệnh đục nhân mắt, bệnh này khó chữa khỏi chỉ có thể làm giảm nguy cơ bị mù bằng các loại thuốc.
Một bệnh nữa chính là cảm lạnh, có thể cho chúng bổ sung thêm sữa không đường trộn với mật ong để nhanh chóng giải quyết được tình trạng bệnh. Nữa là bệnh táo bón khi thức ăn không hợp với chúng, cách chữa bệnh là cung cấp thêm nước thường xuyên cho chúng.
Kết luận
Trên đây là bài viết giới thiệu chi tiết về một loài thú cưng được nuôi phổ biến trong gia đình của những người sành chơi. Chuột hamster được nuôi nhiều vừa tạo niềm vui mà cũng mang đến giá trị kinh tế khi sinh sản, hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về chúng để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc chúng luôn khỏe mạnh.