Chó Alaska kế thừa toàn bộ gen của giống loài chó sói hoang dã và nó được dòng Malamute thuần hóa lại. Cùng tìm hiểu về giống chó Malamute để biết nguyên nhân tại sao nó được mọi người yêu thích và lọt vào top 10 trên thế giới về loài chó cảnh được nuôi nhiều.
Chó Alaska nguồn gốc từ đâu?
Chó Alaska hay còn được gọi cái tên khác là Alaska Malamute – tổ tiên của chúng là chó sói tuyết, có sức mạnh gấp nhiều lần so với ban đầu nhằm mục đích kéo xe trên tuyết. Khi chúng thành vật nuôi trong gia đình thì Alaska phải trải qua quá trình tập luyện đầy gian nan và khó khăn.
Nhiều bài viết cho rằng người Eskimo du mục đã tìm ra giống khuyển Alaska, họ thấy được sức chịu đựng bền bỉ nên đã lai chúng với giống chó khác để tạo ra “siêu khuyển” Alaska.
Về sau dòng chó này được người dân Alaska nuôi dưỡng và phổ biến rộng rãi trên khắp nước Mỹ. Vào năm 1953, chó đã được hiệp hội chó Hoa Kỳ viết tắt là” AKC” công nhận là dòng chó chính thức trên khắp thế giới.
Chó Alaska ở trong thời kỳ tồi tệ nhất là vào giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1940 – 1945 ). Chúng được quân đội Mỹ đem ra chiến trường đấu tranh tàn khốc. Sau khi chiến tranh kết thúc, số lượng loài Alaska bị giảm đi rất nhiều, chúng đang trên bờ vực tuyệt chủng và biến mất vĩnh viễn.
Lúc này người dân Mỹ mới nhận ra vấn đề thực sự nghiêm trọng và họ bắt đầu bảo tồn, nhân giống để bảo vệ giống nòi giống quý hiếm này. Trải qua qua bao năm tháng và thế kỷ thì cuối cùng nó đã được phổ biến trên toàn cầu, có thể nói rất hiếm dòng chó nào có bề dày lịch sử lớn như Alaska.
Đặc điểm điển hình của chó Alaska
Hiện nay trên thế giới có dòng chó Husky có đặc điểm tương tự con Alaska và rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa 2 dòng này. Làm thế nào để phân biệt được đâu là chó Alaska và đâu là chó Husky, bạn có thể đọc những đặc điểm dưới đây để nhận diện.
Đặc điểm về hình dáng bên ngoài của chó Alaska
- Thân hình: Chiều cao trung bình của dòng Alaska có thể cao khoảng 60cm, đặc biệt dòng khuyển Alaska khổng lồ có thể cao tới gần 1m. Những cá thể Alaska thường có chân cực kỳ lớn và săn chắc với cơ bắp vô cùng cân đối mang một cảm giác tinh ranh, mạnh mẽ.
- Bộ lông: Bộ lông của chúng rất đa dạng, phong phú về màu sắc như xám trắng, đen trắng, nâu đỏ. Hơn nữa vẫn tồn tại nhiều cá thể hiếm như trắng bạc hoặc trắng tuyết, tuy nhiên riêng 2 vùng trên cơ thể màu lông không bao giờ thay đổi đó là mõm và 4 chân phải là màu trắng.
- Mắt: Mắt của chó Alaska có một vị trí sẹo chéo trên hộp sọ, kích thước chỉ khoảng ở mức trung bình. Đối với giống thuần chủng thì mắt màu nâu nhưng giống lai sẽ có nhiều màu, có thể dựa vào màu mắt để mua dòng Alaska đã lai tạo.
- Đuôi: Đuôi của Alaska được so sánh như hình bông lau luôn dựng ngược lên phía trên, lông ở đuôi cũng dày và rậm thích nghi với môi trường lạnh giá ở Bắc Cực. Còn với Alaska thuần chủng thì đuôi của nó sẽ cụp nhẹ xuống phía dưới.
- Dáng đi khá lạ: Mỗi khi di chuyển thì nó luôn đứng thẳng với ngẩng cao đầu trông thật oai vệ, 2 mắt di chuyển liên tục để quan sát xung quanh và đề phòng mọi nguy hiểm xảy ra bất ngờ. Đây cũng là đặc điểm khá dễ thương của chó Alaska.
Đặc điểm về bản tính của chó Alaska
Trải qua quá trình lai tạo thì ngày nay chó Alaska ít hung hăng, bản tính ranh mãnh vốn có của chúng. Thay vào đó thì chúng trở nên ngoan hiền, thân thiện hơn với mọi người.
- Tính trung thành: Có thể thấy được trung thành là bản tính của bất kỳ loại chó nào, Alaska cũng không ngoại lệ. Alaska cực kỳ trung thành với chủ nhân của mình, nó xem người chủ như là thủ lĩnh đầu đàn và sẵn sàng nghe theo mọi lệnh của họ.
- Tính thông minh: Dòng chó Alaska có khả năng nhân thức được nguy hiểm kéo xung quanh nó, Alaska có biểu hiện gầm gừ và kéo áo chủ nên bạn hãy cẩn thận để phòng tránh. Bạn không cần quá lo lắng khi chú chó của mình lạc mất, Alaska vẫn còn sót lại bản năng trong quá khứ nên chúng rất giỏi tìm đường.
- Cực kỳ thân thiện: giống Chó Alaska hiếm khi gây gổ hay đánh nhau với các dòng khác, nếu không chọc thì có xem là dòng động vật lành tính và Alaska rất yêu quý trẻ nhỏ. Gia đình nào có con nhỏ mà yêu thích động vật thì có thể nuôi Alaska, đây là lựa chọn thích hợp nhất.
Một số cách chăm sóc chó Alaska hiệu quả
Tuổi thọ ở giống chó Alaska rất đặc biệt, ở những vùng không khí lạnh thì tuổi thọ trung bình của chúng khoảng 14-16 năm còn ở những nước nhiệt đới ẩm như Việt Nam chỉ sống khoảng 10-12 năm. Mặc dù tuổi thọ khá cao nhưng bạn cũng không thể chủ quan trong việc chăm sóc Alaska.
Môi trường sinh sống
Chó Alaska xuất thân từ những vùng Bắc Cực, khí hậu lạnh lẽo quanh năm nên nó rất dễ bị sốc nhiệt khi mang về Việt Nam. Thời tiết ở Việt Nam khá nóng ẩm, chính vì thế nên để chúng trong môi trường thoáng mát và luôn điều chỉnh nhiệt độ trung bình khoảng 20 đến 25 độ C. Cũng có thể chườm thêm khăn lạnh vào chỗ ngủ của chúng để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Có chế độ ăn phù hợp
Loài chó này rất dễ dàng trong việc ăn uống nhưng mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cần bổ sung đủ protein bằng thịt gà, trứng hoặc thịt bò.. Và đừng quên cung cấp thêm chất xơ từ rau củ quả để chúng cân bằng các chất dinh dưỡng, đảm bảo tố tốt cho hệ tiêu hóa.
Chó Alaska phải được vệ sinh thật kỹ
Chó Alaska thường xuyên hoạt động, chơi nhiều ở ngoài trời nên việc chúng tiết ra mồ hôi cũng như dính nhiều vết bẩn là chuyện bình thường. Vì thế bạn nên tắm cho chúng mỗi ngày, nhất là bộ lông – nơi bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Bạn cũng vệ sinh nơi ở của Alaska tránh cơ hội vi khuẩn phát triển gây hại cho nó.
Chăm sóc lông chó Alaska là công việc khá vất vả, bạn phải tốn nhiều thời gian thì mới có thể vệ sinh sạch sẽ bộ lông của Alaska. Nếu có điều kiện thì có thể đưa chúng đến spa chăm sóc thú y để vệ sinh khoảng 2 lần trên một tháng.
Một vài lưu ý nhỏ khi chó Alaska mang thai
Qua chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và vệ sinh cho chú chó Alaska thì bạn có thể thấy rằng công việc chăm sóc chúng không hề dễ dàng. Trong thời kỳ mang thai cần đặc biệt chú ý hơn nữa, nếu người chủ không thể đáp ứng được mọi yêu cầu khi mang thai thì tỉ lệ Alaska mẹ và thai nhi có nguy cơ tử vong là rất cao.
Thời gian sinh nở của chó Alaska là bao lâu?
Dòng Alaska một năm chỉ có thể đẻ một lần duy nhất, số lượng con tối đa mỗi lứa là khoảng 4 đến 8 con. Thời gian mang thai và chuẩn bị sinh còn tùy thuộc vào mỗi lứa đó Alaska mẹ có để nhiều hay ít. Tuy nhiên trung bình thời gian mang thai cho đến lúc đẻ chỉ khoảng 60 đến 70 ngày.
Chu kỳ sinh sản
Sau mỗi lần đẻ thì quy định thời gian tối thiểu cho lứa sau là 12 tháng, thời gian đẻ hợp lý nhất là sau 16 tháng đến 18 tháng. Các chuyên gia khuyến cáo không nên chó Alaska đẻ từ 2 lứa mỗi năm vì nó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng và nên nhân giống không quá 3-4 lần trên một vòng đời.
Biểu hiện khi chuẩn bị đẻ
Cách thời gián đẻ khoảng 2 đến 4 giờ thì chó Alaska thường đi xung quanh để tìm chỗ đẻ thích hợp. Dáng vẻ mệt mỏi, thở dốc nặng nề, thai bên dưới bụng động đậy và có hiện tượng di chuyển xuống dưới. Đưa chúng đến bệnh viện thú y khi thấy chú chó của mình có những biểu hiện này.
Phôi thai phát triển không được bình thường
Khó đẻ do chó mẹ quá lớn, cơ xương chậu sẽ bị mất đi sự đàn hồi và ít giãn nở hơn. Cũng có thể do tâm lý bất ổn, thường xuyên hoảng loạn sẽ gây nên tình trạng xuất huyết hoặc sinh sớm hơn dự kiến. Bạn nên chăm sóc chúng kỹ càng trong quá trình mang thai kết hợp với vận động nhẹ nhàng giúp Alaska mẹ đẻ dễ dàng hơn.
Mẹo nhỏ chăm sóc chó Alaska sau khi sinh xong
Sau 2-3 ngày đầu sinh có thể cho chó mẹ ăn thực phẩm lành mạnh như cháo thịt băm và sữa ấm để bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh., phải dùng thực phẩm ấm nóng. Những ngày tiếp theo thực đơn có thể đa dạng hơn, thêm canxi vào thức ăn để lứa con không bị thiếu chất. Còn về chó con thì chỉ nên uống sữa mẹ trong tháng đầu và khi đủ 2 tuần tuổi thì nên đưa đi tiêm phòng tránh các mầm bệnh về sau.
So sánh Alaska thuần chủng và Alaska lai
Chó lai và chó thuần chủng có nhiều đặc điểm để nhận diện 2 dòng này, thực chất nó chỉ khác nhau ở và điểm. Chỉ cần hiểu rõ cách phân biệt dưới đây là bạn đã có thể phân biệt được đâu là Alaska thuần chủng và đâu là Alaska lai, nó khá là đơn giản cho người mới nuôi.
Chó Alaska thuần chủng
Đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất đó là màu mắt của chúng, chó Alaska thuần chủng có đôi mắt màu đen và chỉ những chú chó lông màu nâu đỏ thì mới có mắt màu nâu. Ở mõm và 4 đôi chân sẽ có lông màu trắng, lông ở phần cổ của những cá thể này thường sẽ rất dài. Nếu chú cún của nhà bạn có những dấu hiệu trên thì đó chính là dòng Alaska thuần chủng.
Alaska bị lai với giống chó khác
Ở dòng Alaska này sẽ không có mắt màu nâu, nó cũng không có bờm bao bọc xung quanh phần cổ như dòng thuần chủng. Đuôi của nó sẽ buông xuống ở 2 chân sau và 2 đôi tai lúc nào cũng dựng đứng lên khi chưa đủ 3 tháng chỉ riêng biệt ở Alaska lai mới có.
Kết luận
Trên đây là toàn thông tin về chó Alaska, hy vọng nó sẽ giúp ích được cho mọi người muốn nuôi dòng chó này. Những người nuôi chó nên trang bị cho bản thân kiến thức để có cái nhìn rõ ràng hơn về thú cưng cũng như cách chăm sóc cho nó.