Chó chăn cừu Đức nghe có vẻ khá xa lạ với người dân Châu Á mà thậm chí họ còn chưa nghe đến bao giờ. Nhưng thực chất nó là giống chó mang tên Becgie đang cực kì nổi tiếng trên thế giới và còn có người vung tiền không tiếc tay để rinh về nhà những em cún tuyệt phẩm nhất, thỏa mãn đam mê chăm sóc thú cưng.
Nguồn gốc lịch sử của chó chăn cừu Đức
Chó chăn cừu Đức hay còn gọi là chó Becgie Đức, là thành phẩm tuyệt vời sau khoảng thời gian chọn lọc, lai tạo kéo dài tới vài chục năm của Đại úy kỵ binh Max von Stephanitz. Lúc bấy giờ cả Châu Âu đang chìm đắm trong chiến dịch tiêu chuẩn hóa lại các nòi chó, đồng thời tìm cơ sở để lựa chọn ra loài chất lượng, có khả năng chăn dắt gia súc tốt nhất.
Ngài Stephanitz đã vô tình chạm mặt chú chó Hektor Linksrhein, là tổ tiên của giống chó chăn cừu trong một buổi triển lãm động vật. Sau một hồi ngắm nghía, quan sát các đặc điểm, tính trạng xung quanh cơ thể nó, ông cảm thấy vô cùng hài lòng khi nó đáp ứng hoàn hảo hết những tiêu chí khắt khe ông hằng mong muốn.
Không cần chần chờ hay đắn đo suy nghĩ nhiều, ông mua luôn nó về cũng như đặt cho nó cái tên mới là Horand von Grafrath. Qua quá trình tỉ mỉ nghiên cứu, lai tạo, ông thành công trong việc biến nó trở nên thuần chủ và phát huy mạnh mẽ khả năng chăn dắt gia súc, nó nhanh chóng nổi lên như một cơn sốt toàn cầu.
Đến ngày nay, cơn sốt giống chó chăn cừu Đức tạo ra vẫn chưa xuất hiện bất kì dấu hiệu thuyên giảm nào, thậm chí còn được săn đón nhiều hơn. Vào thế kỉ trước, khi nhà độc tài Adolf Hitler sở hữu một chú chó Becgie Đức đã làm rầm rộ lên một tin đồn thất thiệt, vô căn cứ, quy chụp nhận định rằng loài chó chăn cừu cực kì hung dữ.
Những đặc điểm ngoại hình nổi bật của chó chăn cừu
Thân hình chó chăn cừu vừa phải, kích thước không quá to, cũng chẳng quá nhỏ, cơ thể nở nang, săn chắc, bắp chân gân guốc bộc lộ ra sự khỏe khoắn. Khi chó chăn cừu trưởng thành có thể đạt độ dài lên tới 60 cm, cân nặng phổ biến ở mức 30-40 kg, sự chênh lệch tùy thuộc vào nó là giống đực hay giống cái.
Nó sở hữu cái đầu tròn xoe, đôi mắt đen lánh tạo cảm giác sâu thăm thẳm, nhìn mãi không thấy đáy, mõm dài bằng nửa cái đầu, có tổng cộng 42 cái răng lanh nhọn hoắt, to khỏe. Tai nó vểnh về phía trước nên cực kì thính, nghe ngóng được những âm thanh lạ từ khoảng cách rất xa.
Khuôn mặt đen xì như than, giúp nó dễ dàng ẩn náu dưới bóng tối hoặc ban đêm mà chẳng bao giờ sợ kẻ địch phát hiện. Tuy nhiên, điều tạo ra điểm nhấn lớn nhất cho nó lại nằm ở bộ lông, khiến nó được bóc tách riêng biệt thành hai loại với những nét đặc trưng như sau:
Chó chăn cừu Đức lông dài
Chó chăn cừu lông dài là giống chó chỉ có một lớp lông dài duy nhất chứ không mọc xen kẽ thành nhiều lớp nên sẽ khá mỏng, rất dễ thấm nước. Với bộ lông như vậy nó thường khó lòng chống chọi lại cái giá rét, khô hanh của mùa đông, do vậy nó sẽ sống chủ yếu ở những vùng khí hậu ôn hòa, nhiệt độ ấm áp.
Bên cạnh đó, một khuyết điểm cực kì bất lợi khi lựa chọn nuôi giống chó này là việc rụng lông. Khi mùa đông đến, nó rất hay thay lông nên yêu cầu chủ nhân của nó phải dọn dẹp đều đặn hằng ngày. Nếu không lông sẽ vương vãi ra khắp mọi nơi, dính vào quần áo hoặc thậm chí bay vô bát thức ăn.
Chó chăn cừu Đức lông ngắn
Cấu trúc lông của loại chó chăn cừu này là có hai lớp ngắn chồng lên nhau, giống như một chiếc áo lót dày dặn, giúp nó đủ sức chống chọi qua mùa đông giá rét. Nó có khung xương khỏe khoắn giúp quá trình di chuyển cực kì nhanh nhẹn, thích hợp tham gia các khóa huấn luyện chuyên nghiệp dành cho chó đặc vụ.
Chó chăn cừu Đức lông ngắn sở hữu ưu điểm vượt trội là vô cùng thông minh, dễ dàng thuần hóa và rất chung thành. Nó luôn thể hiện ra bằng cách quấn quýt, quẫy đuôi chào đón hoặc nhiều lúc còn sẵn sàng lao vào biển lửa để giải cứu chủ nhân thoát khỏi mối nguy hiểm đang rình rập, đe dọa.
Tính cách đáng khen ngợi của chó chăn cừu Đức
Với những người xa lạ, chó chăn cừu thường tỏ ra hung dữ nhưng đối với gia đình nó lại dễ gần và luôn một lòng trung thành. Nó phát huy vô vàn tác dụng tuyệt vời, bảo vệ chủ nhân an toàn, đồng thời giúp đỡ họ trông nom nhà cửa. Không giống các loại chó bình thường khác, chó chăn cừu sẽ càng phát triển mạnh trí thông minh nếu được huấn luyện bài bản để giao việc cho làm.
Chó chăn cừu Đức chỉ kém cỏi khi ở một mình hoặc chẳng có ai đồng hành, hướng dẫn nó các bài tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Chó chăn cừu cũng cần được tạo cơ hội tiếp xúc với con người, tham gia các trải nghiệm khác nhau, nghe và nhìn những thứ mới mẻ hơn nhằm kích thích sự ham muốn khám phá, hướng tới tính toàn diện.
Phương pháp chăm sóc chó chăn cừu Đức khoa học
Chó chăn cừu Đức là loài vật nuôi thông minh, do vậy để nó phát triển toàn diện thì mọi người cần thiết lập một chế độ chăm sóc khoa học, tạo dựng cho nó giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Điều này đòi hỏi chủ nhân của nó phải cực kì kiên trì, yêu thích động vật, luôn muốn cho nó sống trong môi trường lành mạnh, tốt đẹp.
Thức ăn dinh dưỡng cho chó chăn cừu Đức
Cách chăm sóc lúc nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của chó chăn cừu trong tương lai nên người nuôi cần cực kì chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cùng liều lượng thức ăn thích hợp. Ở mỗi giai đoạn phát triển, nó lại cần bổ sung các chất khác nhau, ví dụ như:
- Từ 2-3 tháng tuổi: Chia đều thời gian trong ngày thành 4 bữa cho ăn, thức ăn cần nấu chín để đảm bảo không bị nhiễm các bệnh lý về đường ruột và bổ sung thêm 0,5 lít sữa giúp khung xương chó chăn cừu tăng trưởng tích cực.
- Từ 3-5 tháng tuổi: Giảm xuống 3 bữa một ngày, tăng lượng thức ăn lên và nạp vào cơ thể thêm 1 lít sữa tươi.
- Từ 5-6 tháng tuổi: Giai đoạn này chó chăn cừu phát triển mạnh nhất, duy trì ăn 3 bữa một ngày, đồng thời nên kết hợp một số thực phẩm chứa chất đạm hoặc canxi trong bữa phụ.
Chăm sóc lông và tiêm ngừa định kì
Trong quá trình chạy nhảy, nô đùa, lông chó chăn cừu rất dễ cuốn theo bụi bẩn và bùn đất, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm các bệnh nấm hoặc ghẻ da cực kì cao. Thông thường, người nuôi nên tắm cho nó 2-3 lần một tuần, đi kèm với đó hãy dùng thêm những loại dầu gội, sữa tắm chứa thành phần lành tính.
Mỗi buổi sáng sớm mọi người cần dắt nó đi dạo xung quanh nhà để hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời phơi nắng để hấp thụ trực tiếp vitamin D, bổ sung kháng thể. Từ 6 tháng tuổi trở lên, hãy bắt đầu tiêm các loại vắc xin phòng dại cho chó và nhắc lại 2 lần trên một năm.
Chế độ ăn uống riêng biệt cho chó chăn cừu
Để xây dựng được một phác đồ dinh dưỡng hợp lí cho chó chăn cừu, mọi người nên hỏi thăm ý kiến các chuyên gia kì cựu trong lĩnh vực thú y. Sau khi kiểm tra tổng thể vật nuôi, họ sẽ đưa ra những lời tư vấn thiết thực đánh trúng vào trọng tâm vấn đề rắc rối mọi người đang mắc phải.
Bởi chế độ ăn của nó sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trưởng thành, do vậy việc xin lời khuyên sẽ là giải pháp hiệu quả nhất giúp mọi người chăm sóc tốt cún cưng nhà mình. Từ 4-7 tháng tuổi, nó thường gặp chứng rối loạn xương, chế độ ăn lúc này phải đạt tiêu chuẩn, giảm thiểu calo để nó không phát triển quá nhanh.
Sau khi ăn xong, cần để chó nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng mới thả đi chơi nhằm ngăn chặn tình trạng sóc bụng, rối loạn chức năng tiêu hóa ở đường ruột. Do nó ưu tiên phát triển cơ bắp nhiều hơn nên hãy hạn chế cho ăn da, mỡ động vật chứa hàm lượng chất béo lớn.
Những bệnh chó chăn cừu Đức hay gặp phải
Thể trạng chó chăn cừu tương đối khỏe mạnh nên gần như hiếm khi mắc bệnh nhưng xác suất không hoàn toàn tuyệt đối. Vì thế trong quá trình nuôi dưỡng mọi người cần nắm bắt một số kiến thức liên quan để phát hiện và cứu chữa kịp thời cho nó.
Biểu hiện của chứng loạn xương hông ở chó chăn cừu Đức
Đây là một chứng bệnh di truyền theo gen, dẫn đến tình trạng xương đùi không khít với ổ chậu khớp háng. Chứng bệnh này khiến chó đau và khập khiễng ở hai chân sau, khi về già có thể biến chứng thành viêm khớp. Thông thường các chuyên gia hay khuyến cáo rằng không nên lai tạo những con chó mắc loạn sản xương hông.
Đặc điểm nhận dạng chứng dị ứng ở chó chăn cừu Đức
Dị ứng ở chó được chia thành nhiều loại khác nhau, nguyên nhân có thể là từ việc tiếp xúc hoặc thành phần trong thức ăn. Biểu hiện của nó tương tự như mắc trên cơ thể con người, nổi lên những nốt mụn nhọt mẩn đỏ khiến chó chăn cừu khó chịu, liên tục dùng lưỡi liếm hoặc chân để chà sát.
Dễ dàng phát hiện bệnh lí tuyến tụy ngoại tiết
Bệnh này xảy ra khi tế bào sản sinh enzim tiêu hóa bị phá hủy khiến chó chăn cừu mất đi khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Bệnh nếu để càng lâu thì trông chó càng gầy và kém phát triển với các biểu hiện kèm theo ví dụ như: đầy hơi, chán ăn, sụt cân, lười vận động, suy nhược cơ thể,….
Cách huấn luyện chó chăn cừu Đức hiệu quả nhất
Lúc 2-3 tháng tuổi, hãy huấn luyện chó chăn cừu bằng các bài tập cơ bản như: bắt tay, đứng yên, ngồi xuống,… để nó dần quen với mệnh lệnh. Sau đó, mọi người cần thường xuyên nhắc lại vì bộ não của nó rất mau quên.
Chớm đến 5 tháng tuổi, chó bắt đầu thích vận động với cường độ cao hơn, tận dụng điều này mọi người nên dạy cho nó những trò chơi phức tạp một chút như: bắt bóng, hứng đĩa, tìm đồ vật,….
Kết luận
Chó chăn cừu Đức thực sự rất có ích với con người, nó đảm đương những công việc mà không phải bất kì giống chó nào cũng làm được và đang dần trở thành người bạn thân thiết của mọi nhà.