Tắc kè có nguồn gốc từ những vùng núi, đã được các chuyên gia tim gia rất nhiều các bài thuốc từ con vật này. Chính vì thế mà đây cũng là loài vật được những người nông dân lựa chọn để nhân giống nuôi đem lại nguồn thu nhập chính cho cuộc sống.
Khái niệm sơ lược về tắc kè là con gì?
Tắc kè trong y học có tên gọi là Đại Bích Hổ, là một trong những loài động vật thuộc tầng lớp bò sát. Môi trường sống của loài động vật này rất phong phú và đa dạng, chúng có mặt ở hầu hết tất cả các nước nhiệt đới, nhưng phân bố chủ yếu ở khu vực rừng núi.
Tắc kè thường ẩn náu trong các hốc cây, hốc đá hoặc các kẽ hở, trong các khe tường nhà cũng có thể là nơi trú ngụ của loài động vật này. Thường thì vào thời tiết ấm áp chúng sẽ ra kiếm ăn còn vào thời tiết đông sẽ ở trong hang để ngủ đông. Chính vì thế rất nhiều người thường đi bắt loài động vật này vào mùa hè để chế biến thuốc.
Hiện nay, loài động vật này còn dùng để ngâm rượu và làm nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau hay cũng có thể chế biến thành các món ăn ngon bổ dưỡng. Tắc kè được xem là một loại dược liệu quý hiếm, hơn thế nữa lại có giá trị kinh tế rất cao.
Trong y học cổ truyền, loài động vật này là một vị thuốc bổ có tác dụng làm suy giảm mệt mỏi, giảm được suy nhược cơ thể, chữa rất nhiều các chứng bệnh ho khó trị, ho ra máu, hen suyễn; đái rắt, đái són, đau xương; còn có tác dụng tráng dương bổ thận cho đàn ông… Trong bài thuốc Nam, tắc kè còn được dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô cán thành bột pha với nước để uống rất tốt cho sức khỏe.
Nguồn gốc tắc kè được sinh ra
Theo các nhà nghiên cứu học đã cho thấy thân và các đặc biệt là đuôi của tắc kè có chứa rất nhiều các chất axit amin và các chất béo có tác dụng kích thích các hoạt động của hệ thần kinh và làm tăng cường sức khỏe cho con người. Nhờ vào giá trị làm dược liệu, làm thực phẩm, làm sinh vật cảnh, chúng mang đến nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao sang các nước lớn và tất cả thị trường trên thế giới.
Hiện nay loài động vật này đã được nhân và nuôi giống ở một số nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… Tại Việt Nam, hiện nay tắc kè chỉ được nhân nuôi ở một số địa phương nhất định, người dân sẽ đi săn bắt ở ngoài tự nhiên sau đó sẽ mang về nhân giống và nuôi. Đây là phương pháp khá là hay cho dù cách chăn nuôi đang còn hạn chế, kiến thức còn hạn hẹp nhưng đem lại kết quả khá khả quan.
Bây giờ ở trên thị trường cũng có các tài liệu khoa học để cung cấp những kiến thức về đặc tính sinh học, tập tính và kỹ thuật chăn nuôi. Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm liên có quan tới tắc kè tại các khu vực Đông Á, Tây Âu, Bắc Mỹ… đang rất phổ biến. Theo tính toán của các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu loài động vật này có thể lên đến con số hàng triệu con mỗi năm.
Chăn nuôi loài động vật này không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần giúp cho con người có một sức khỏe tốt hơn, còn góp phần bảo vệ nền sinh học đa dạng. Để nuôi chúng có năng suất chất lượng đều đều hàng năm, bà con cần phải nắm vững các đặc điểm về môi trường sống, các đặc tính sinh học, sinh trưởng của loài động vật này. Cùng với đó là áp dụng tốt những cách nuôi phù hợp để có thể sản sinh tốt cho ra năng suất hiệu quả.
Tắc kè lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam là hầu hết ở các tỉnh miền múi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên… chúng sống tại các vách đá, hốc cây ở trong các khu rừng ẩm thấp. Hiện nay loài động vật này xuất hiện rất nhiều ở những khu vực nông thôn, và hiện nay rải rác ở một số thành thị. Chứng tỏ độ sinh sôi nảy nở của chúng là rất lớn rất có tiềm năng để phát triển.
Đặc điểm thú vị của loài tắc Kè
Tắc kè nếu nhìn loáng qua sẽ bị lầm bởi vì có hình dáng gần giống Thằn Lằn nhưng phần thân to hơn rất nhiều. Chúng rất đa dạng màu sắc như màu nâu đen, màu nâu xanh, màu xanh cam, màu xám lưng còn có chấm lốm đốm,… thay đổi màu sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Con đực có làn da sần sùi, miệng hơi rộng, đuôi thon nhỏ dài, con cái có làn da mịn nhẵn, miệng bé hơn, đuôi lớn và ngắn.
Thân dài khoảng chừng 10 – 17cm. Đuôi của tắc kè có thể dài gần bằng thân mình, khi đứt đi một thời gian sau là có thể mọc lại. Bụng phình to ra hai bên, có 4 cái chân, ngón chân có những màng mỏng, giúp leo bò bám trên các vách núi cheo leo và trên cây được tốt hơn, miệng thì có hai cái hàm răng nhọn.
Như đã nói loài động vật này sống ở các vách núi hay các hốc thân cây trong những khu rừng. Cũng có thể thấy chúng thường sống thành từng đôi một con đực và một con cái, ngày nay con vật này xuất hiện trong rất nhiều các nhà ở nông thôn và cả thành thị. Người xưa nói rằng nếu con đực kêu “tắc”, còn con cái kêu “kè” nhưng trên thực tế một con có thể kêu bằng cả hai thức tiếng “tắc kè”.
Nếu dùng chúng ngâm các loại thuốc dân gian thường dùng đủ cả đôi được và cái cùng ngâm. Ban ngày mắt của chúng bị lóa không nhìn thấy gì nên chỉ đi kiếm con mồi vào buổi đêm, chúng rất thích ăn những con sâu bọ có cánh, lúc bắt mồi động tác cực kỳ linh hoạt.
Có 3 cách để thu bắt tắc kè phổ biến, đây là những cách mà được những người có kinh nghiệm lâu năm truyền lại. Các bạn cùng xem những cách sau:
- Dùng tóc để bắt: Dùng một gậy tre nhỏ, có đầu gậy buộc thành một nắm tóc nhỏ, đợi lúc nào trời chập tối. Đưa cây gậy này vào các hốc cây, hốc đá nơi mà có loài động vật này chú ngụ. Tắc kè sẽ tưởng là con mồi nên sẽ đến để bắt mồi. Lúc này kéo cây gậy thật nhanh về phía mình để bắt chúng.
- Sử dụng ánh sáng vàng để thu hút: Vào khoảng tầm 19 giờ trở đi, tắc kè thường ra khỏi hang để đi tìm kiếm con mồi. Chúng ta hãy dùng đèn pin soi vào, nó sẽ nằm im, trong lúc đó hãy thật nhanh tay nắm lấy cổ của chúng là có thể bắt được con mồi nhanh nhất.
- Bắt bằng móc có sắt nhọn: Vào những ngày mùa hè nóng nực, loài động vật này thường bò ra hang chúng để đi tránh nóng. Chính vì ban ngày tắc kè thường dễ bị lóa mắt, nên tầm nhìn rất kém và thiếu đi sự linh hoạt, chúng ta có thể dùng móc sắt móc vào cái hàm trên hoặc hàm dưới của loài động vật này là có thể bắt được chúng rồi.
Tắc kè ăn những thức ăn gì?
Thức ăn của loài động vật này là những con côn trùng đang còn sống như: con dế mèn, con gián, con châu chấu, con sâu, con mối, con nhện… hoặc những con thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm những con cá biển, tôm nõn khô…
Hầu hết tắc kè ăn được rất nhiều các loại côn trùng khác nhau, bởi khả năng săn bắt của chúng cũng vô cùng linh hoạt. Một phần do bắt mồi vào ban đêm nên sẽ bắt được nhiều con mồi hơn, khi đó hầu hết mọi loại con vật đều đi kiếm mồi. Nếu như những vậy người dân nuôi cũng dễ dàng cho chúng ăn hơn, bởi vì loài này cũng không kén ăn.
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều các loại đồ ăn có sẵn cho tắc kè ở trên thị trường. Chính vì thế những ai nuôi có thể mua về cho chúng ăn mà không tốn nhiều thời gian đi bắt những loại côn trùng về cho nó.
Cách nuôi Tắc Kè sống dai
Cũng không phải dễ dàng để nuôi tắc kè sống thật lâu, nếu muốn nuôi phải có kiến thức về cách nuôi cũng như là những kinh nghiệm để loài động vật này phát triển tốt. Sau đây là một số cách nuôi hiệu quả nhất.
Làm chuồng
Căn cứ vào những tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích nghi sống ở những hang hốc ở trên các thân cây và tập tính thích sống cố định ở một nơi, không ưa di chuyển đến nhiều nơi ở khác, nên ta có thể dễ dàng thiết kế chuồng nuôi theo những cách sau đây:
Tổ nuôi tắc kè sẽ được chế tạo mô phỏng giống với nơi thường ở của nó có trong tự nhiên. Bọng tổ có thể là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho nó rỗng ruột, dài khoảng 1,2-1,5m; đường kính tầm khoảng 20- 25cm, có một cửa thông hơi và cửa cho chúng ra vào.
Vào mùa hè hãy đóng đinh, căng vải mỏng có màu tối cao khoảng 50 – 60cm chạy theo một chiều ngang phía trên cao cách tường khoảng 3cm tạo độ tối đảm bảo cho tập tính thích bóng tối của chúng mặt khác những tấm vải cũng rất hữu ích trong việc giữ ẩm cho chúng vào những ngày thời tiết nóng hoặc hanh khô.
Kỹ thuật nuôi
Đối với những con tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng của nó phải cho thêm nhiều ống tre nứa hoặc gỗ loại to, dài khoảng chừng 25cm để cho chúng đẻ trứng. Mật độ: khoảng 20 con /1m2 nền.
Đối với những con con: Chỉ cần cho một hộp xốp, hộp bìa, quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là nó đã sống được. Mật độ: khoảng 30 con /1m2 nền. Đặt một gác máng nhựa hoặc đặt các khay nước vào chuồng cho loài động vật này uống nước, lưu ý máng nước hoặc khay nước luôn phải đặt ở trên cao.
Khi nuôi ở trong chuồng, tắc kè bố mẹ cần phải được tách riêng giúp cho việc sinh sản quanh năm, trứng đẻ ra phải được chuyển riêng sang một chuồng khác để tránh bố mẹ sẽ ăn mất trứng. Ngoài ra con nhỏ ăn những con mồi nhỏ hơn, nên khi nuôi riêng từng chuồng sẽ giúp người nuôi dễ dàng xác định thức ăn sao cho phù hợp.
Việc này giúp tránh xảy ra các cạnh tranh về thức ăn giữa con lớn và con non, giúp đàn của bạn phát triển tốt nhất và nhanh thu được kết quả tốt. Tắc kè là một loài làm việc vào ban đêm khi màn đêm xuống mới bắt đầu rời khỏi tổ đi kiếm mồi. Vì vậy khi chăn nuôi chúng ta chọn thời điểm thích hợp nhất để có thể cho cả đàn ăn cùng đi săn mồi một lúc, tạo ra sự phân chia thức ăn được đều hơn, tránh tình trạng con này ăn no con kia ăn đói sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của chúng.
Kết luận
Qua bài viết trên chắc các bạn cũng đã hiểu thêm được phần nào về loài tắc kè. Đây là một loài động vật không có hại cho môi trường lại còn đêm lại những tác dụng vô cùng lớn. Bạn cũng không phải lo sợ khi bắt gặp loài vật này.